Home » » VATICAN-THẾ GIỚI THU NHỎ CỦA KIẾN TRÚC VÀ HỘI HOẠ

VATICAN-THẾ GIỚI THU NHỎ CỦA KIẾN TRÚC VÀ HỘI HOẠ

Written By Unknown on Monday, April 11, 2016 | 1:27 AM

Thành Quốc Vatican, là nước nhỏ nhất thế giới, nằm trên ngọn đồi Vatican, ở phía tây bắc của Rome, vài trăm mét phía tây sông Tiber. www.daothienchua.com chia sẻ vài nét đặc thù về Vatican - lãnh địa của đạo Thiên Chúa

Thành Quốc Vatican, một trong những nước châu Âu nhỏ, nằm trên ngọn đồi Vatican, ở phía Tây Bắc của Rome, cách phía tây sông Tiber vài trăm mét.

1. Vị trí và địa lý:

• Vatican, quốc gia nhỏ nhất thế giới nằm ở phía Tây Bắc Rome, nơi thánh Peter bị đóng đinh trên cây thập giá khi đang truyền giáo, là nơi trụ cột tinh thần của các tín đồ Thiên Chúa giáo trên toàn thế giới; với những kiến trúc độc đáo rất nổi tiếng, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm và các nhà nghiên cứu nghệ thuật.
• Vatican là quốc gia có nền kinh tế phi thương độc nhất vô nhị trên thế giới, hoạt động chủ yếu do các khoản quyên góp của người Thiên Chúa giáo La Mã trên khắp thế giới và thu nhập từ bán tem, ấn phẩm, đồ lưu niệm…
• Vatican được công nhận là một quốc gia độc lập vào ngày 11-2-1929 theo hiệp ước Lateran giữa chính quyền Mussolini và giáo hoàng Pius XI. Với diện tích khoảng 44 hecta và dân số chỉ khoảng 1.000 người nhưng Vatican thật sự là một vương quốc giàu có và đầy quyền năng với một bộ máy hành chính hoàn hảo gồm: Bộ Ngoại giao, báo chí, quân đội, bưu chính, đài phát thanh và viện hàn lâm khoa học Giáo hoàng…
• Vatican có đường biên giới (tổng cộng dài 3,2 km, tất cả đều nằm trong nước Ý) là một bức tường thành được xây dựng nhằm bảo vệ Giáo hoàng khỏi các thế lực tấn công từ bên ngoài. Tình hình biên giới phức tạp hơn tại quảng trường thánh Peter đối diện thánh đường thánh Peter, nơi đường biên giới chính xác phải nằm cắt ngang quảng trường, vì thế có một đường biên giới ảo được Ý quy định chạy dọc giới hạn bên ngoài quảng trường được quy định bởi cột Basilica, giáp với Piazza Pio XII và Via Paolo VI.
• Khí hậu Vatican giống như khí hậu Rome; Với nhiệt độ, thời tiết Địa Trung Hải êm dịu, những cơn mưa tuyết bắt đầu từ tháng 9 đến giữa tháng 10 và mùa hạ khô nóng từ tháng 5 đến tháng 8. Một nét đặc trưng của khí hậu Vatican là thường xuyên có sương mù.

Vatican nhìn từ trên cao

Vatican nhìn từ trên cao

2. Hệ thống chính trị

Do những lý do lịch sử, hệ thống nhà nước của Vatican rất đặc biệt, một hệ thống nhà nước "độc nhất vô nhị". Dưới Giáo hoàng, những người đứng đầu là Quốc vụ khanh và Thủ hiến Vatican. Ở đây, giống như những viên chức khác, tất cả đều được sự bổ nhiệm của Đức Giáo hoàng, cũng như có thể bị cách chức bởi Ngài bất kì lúc nào.
Khi Tòa thánh trống ngôi, một Mật nghị Hồng y được triệu tập để bầu Giáo hoàng mới.

3. Lãnh đạo nhà nước

Giáo hoàng là nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ của Thành Vatican. Giáo hoàng đồng thời là Giám mục Giáo phận Rôma (còn gọi là Giáo hoảng) và là nhà lãnh đạo Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo Rôma. Danh hiệu chính thức của Giáo hoàng tại Thành Vatican là Quốc trưởng Nhà nước Thành Vatican.
Giáo hoàng là một vị vua không truyền tử, nắm quyền lực tuyệt đối, có nghĩa là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao đối với Thành Vatican. Giáo hoàng là vị vua chuyên chế duy nhất tại Châu Âu.
Giáo hoàng được bầu với quyền lực trọn đời bởi Mật nghị Hồng y gồm các Hồng y dưới 80 tuổi. Các quan chức chính phủ chính của Thành Vatican là Quốc vụ khanh (đồng thời đóng vai trò ngoại trưởng), Chủ tịch Ủy ban lễ nghi Thành quốc Vatican (đồng thời là Thủ hiến), và Chưởng ấn Thành Vatican.
Giáo hoàng hiện tại là Giáo hoàng Phanxicô, tên khai sinh là Jorge Mario Bergoglio và là người Argentina. Quốc vụ khanh hiện nay là Pietro Parolin. Thủ hiến hiện nay là Giuseppe Bertello.

4. Quân đội

Quân đội thành Vatican rất đặc biệt vì nó là đội quân chính quy nhỏ nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Đội cận vệ Thụy Sĩ được thành lập vào ngày 22 tháng 1 năm 1506 bởi Giáo hoàng Julius II, nó trước tiên được cấu thành bởi lính đánh thuê Thụy Sĩ từ Liên bang Thụy Sĩ. Quân số hiện nay vào khoảng trên 100 người đồng thời kiêm luôn công tác cận vệ Đức Giáo hoàng. Việc tuyển mộ lính mới rất hạn chế, chỉ đàn ông Công giáo Thụy Sĩ mới được đăng ký. Vatican có lực lượng quân đội đặc biệt, nhóm vệ binh Thụy Sĩ chuyên bảo vệ an ninh cho Giáo hoàng. Nhóm vệ binh Vatican mặc đồng phục cổ, sọc màu vàng, xanh, đỏ. Mức lương của nhóm cận vệ này khá khiêm tốn, khoảng 1.400 USD/tháng. Ngày nay số lượng ứng cử viên vào đội cận vệ Vatican ngày một giảm do mức lương thấp so với mặt bằng chung ở châu Âu. Ngoài ra, có một đội cảnh sát và đội lễ nghi do một văn phòng đặc biệt điều động cho các ngày lễ lớn.
Vatican không có lực lượng không quân cũng như hải quân. Việc phòng thủ bên ngoài được đảm nhận bởi những bang nước Ý xung quanh.
Thống đốc Vatican, thường được biết đến như Thủ hiến hay Thủ tướng Vatican, có trách nhiệm như một thị trưởng, tập trung vào các vấn đề lễ nghi và đối nội Vatican, trong đó có an ninh quốc gia. Hiện nay Vatican có hai lực lượng giữ gìn an ninh là Đội Cận vệ Thụy Sĩ cho Giáo hoàng và Đội Hiến binh Thành Quốc Vatican.
Quyền lập pháp được trao cho các Hội đồng thuộc Giáo hoàng. Các thành viên là những Hồng y được Giáo hoàng bổ nhiệm, nhiệm kì 5 năm. Về tư pháp, Thành Vatican có Tòa án riêng của thành quốc, bên cạnh ba tòa án thuộc Giáo triều Rôma: Tòa Ân giải Tối cao, Tòa Thượng thẩm Rota và Tối cao Pháp viện. Hệ thống pháp luật dựa trên cơ sở Giáo luật. Nếu Giáo luật không thích hợp, một bộ luật đặc biệt của khu vực sẽ được áp dụng, thường theo sự cung cấp của nước Ý.
Mặc dù có quy mô rất nhỏ nhưng ảnh hưởng của Vatican trên thế giới lại vô cùng to lớn.
Vatican với công trình văn hóa có ý nghĩa rất lớn, rất quan trọng. Năm 1984, Vatican được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Kiểu trang phục sử dụng khi vào Vương cung thánh đường Thánh Phêrô phải là kiểu được thiết kế nhã nhặn và thích hợp cho việc viếng thăm các khu vực tôn giáo. Các du khách và người hành hương đều được nhác nhở về việc đó, vì Tòa thánh Vatican không chỉ là công trình kiến trúc nghệ thuật mà còn là một nhà thờ. Sau đây là các kiểu trang phục bị ngăn cấm (khi bước vào thánh đường).
• Nón mũ
• Quần short hay váy ngắn trên đầu gối
• Áo không có tay áo
• Áo hở rốn
• Áo (phụ nữ) hở giữa
• Áo in/mang những lời tục tĩu, báng bổ
• Có quá nhiều đồ trang sức
Vatican có Quảng trường thánh Peter, nhà thờ thánh Peter, cung điện Vatican, nhà bảo tàng, công viên và một số đường phố hợp thành. Bức tường Vatican là ranh giới với Italy.
1. Vương cung thánh đường thánh Peter: Là nhà thờ Thiên Chúa hùng vĩ và tráng lệ nhất, từ Đông sang Tây dài 187 m, từ Nam sang Bắc rộng 137 m. Nhà thờ không có kiểu mái hình chóp tượng trưng cho thần quyền tối cao và phong cách Gothic tháp cao chọc trời mà chạm kiểu mái vòm và vòm trời hình bán nguyệt làm hình thể trung tâm.

Bên trong thánh đường thánh Peter

Bên trong thánh đường thánh Peter

Năm cửa ra vào của thánh đường St.Peter hướng ra quảng trường, tương ứng với năm gian trong thánh đường. Cửa thứ nhất từ trái sang là cửa tử do Manzu thiết kế - tượng trưng cho sự hi sinh của chúa Jésus, Đức mẹ Maria và giáo hoàng John XXII (1952-1964). Cửa đồng ở giữa do Filarete phỏng theo phong cách của giáo đường ở Florence. Cửa thánh thần ở ngoài cùng bên phải và chỉ 25 năm mới mở một lần. Hai cửa còn lại là cửa thiện - ác và cửa ban thánh lễ do Minguzzi và Crocetti thiết kế. Được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 4 (sau Công nguyên) do hoàng đế Constantine, vị hoàng đế La Mã mộ đạo Thiên Chúa đầu tiên, xây dựng ngay dưới chân đồi Vatican. Khu thánh đường nguy nga, tráng lệ này được thiết kế ôm trọn ngôi mộ của thánh Peter với mái vòm cao 136m do chính Michelangelo thiết kế, gồm năm gian giữa rộng lớn và một cung thờ cắt ngang.

Bên trong thánh đường thánh Peter

Bên trong thánh đường thánh Peter

Toàn bộ chiều dài bên trong của thánh đường là 186,36m, chiều dài bên ngoài (gồm cả mái cổng) là 211,5m với chiều cao là 119m chưa kể 17m chiều cao của cổng trời (phần kiến trúc được thiết kế bên trên, làm bệ cho cây thập giá). Gian thờ tự phía trong cùng của thánh đường chính là ngôi mộ của thánh Peter, nơi quan trọng và linh thiêng nhất thu hút sự quan tâm của hàng triệu tín đồ Thiên Chúa mỗi lần viếng thăm.
Tương truyền năm 67 sau Công nguyên, thánh tông đồ Peter là người đầu tiên truyền bá đạo Thiên Chúa vào La Mã và đã bị đóng đinh tại đấu trường Nero. Thi hài của ông được các tín đồ an táng trong một ngôi mộ bí mật tại nghĩa trang gần đó. Cái chết vì đạo của thánh tông đồ Peter là một sự kiện đánh dấu sự bất diệt đối với mảnh đất này. Sau khi vị hoàng đế bạo ngược Nero bị giết, khu nghĩa trang đồi Vatican đã trở thành miền đất linh thiêng.
Bước chân vào thánh đường dù bạn là ai cũng cảm nhận được bầu không khí tĩnh lặng, tôn nghiêm bao trùm không gian rộng lớn. Trong toàn thánh đường hiện lưu giữ 44 án thờ, 27 nhà thờ nhỏ, 800 chúc đài treo, 390 bức tượng, 135 bức khảm và hàng nghìn viên gạch làm bằng đá hoa cương lát dưới nền nhà.
Thánh đường tuy được trùng tu lại một vài lần nhưng vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ xưa. Những họa tiết trên tường, trên cột là minh chứng cho những tài năng nghệ thuật trác tuyệt của các kiến trúc sư, danh họa đương thời.
Cho đến nay, thánh đường Peter vẫn được xem là một thánh đường cổ kính và lớn nhất thế giới.

2. Quảng trường thánh Peter: Đối diện với nhà thờ thánh Peter, hình bầu dục. Hai bên là hai dãy làm bằng đá cẩm thạch sắp lớp theo dạng hình bán nguyệt bao quanh quảng trường.

Quảng trường thánh Peter

Quảng trường thánh Peter

Đến thời giáo hoàng Alexander VII (1655-1667), nhằm mục đích mở rộng mặt tiền nhà thờ để hàng nghìn người có thể nhìn thấy và được giáo hoàng ban phước, kiến trúc sư thiên tài Gian Lorenzo Bernini đã kiến thiết mặt tiền thành một hình êlip với bốn hàng cột bao bọc quảng trường ngay đầu lối vào. Những dãy cột này được trang trí bởi 140 pho tượng thánh, tượng trưng cho hai cánh tay lớn của giáo đường luôn mở rộng để đón nhận toàn thể loài người.
Quy mô của Quảng trường thánh Peter rất lớn, có thể chứa khoảng 500.000 người và là nơi tòa thánh La Mã dùng để cử hành các hoạt động lớn của tôn giáo. Giữa quảng trường là cột tháp cao 25m, nặng 320 tấn do Domenico Fontana thiết kế theo sắc lệnh của giáo hoàng V (1585-1590) và hai cột đèn dầu (cột bên phải do Maderno thiết kế năm 1613 và cột bên trái do Carlo Fontana thiết kế năm 1675) tạo nên nét độc đáo hài hòa và kỳ vĩ cho trung tâm quảng trường.

3. Nhà nguyện Sistine
Ngày phán xét cuối cùng

Ngày phán xét cuối cùng

Nguyện đường Sistine được xây dựng cuối thế kỷ XV, theo kích thước của đền Solomon ở Jerusalem. Nhưng với thế giới, nơi này nổi tiếng với hai kiệt tác trên trần nhà và tường có tên “Sáng thế” chiếm trọn hơn 800m² trần nhà nguyện Sistine và “Sự phán xét cuối cùng” của điêu khắc gia Michelangelo. 
Ông bị ép vẽ dù điêu khắc mới là sở trường của ông và chưa từng có kinh nghiệm vẽ trên trần nhà. Thế nhưng khi tác phẩm hoàn tất và dù nhiều nhân vật khoả thân trong tác phẩm của ông đã được hoạ sĩ khác “mặc đồ giúp cho phù hợp với một nơi linh thiêng”, ông cũng khó ngờ đã để lại cho tương lai những kiệt tác chưa có đối thủ dù đã 500 năm qua.

4. Bảo tàng Vatican
Là một trong những bảo tàng lớn nhất trên thế giới và là tài sản quý giá của Vatican, kiến trúc bảo tàng Vatican hiện được pha trộn khéo léo, bắt đầu với một không gian hiện đại do Giuseppe Momo thiết kế năm 1932. Một cầu thang với hai đường dốc hình xoắn đan xen một dẫn lên, một dẫn xuống đón khách vào nơi đầu tiên của bảo tàng. Phía trên lối vào chính là biệt thự Belvedere. Bắt đầu cuộc khám phá về lịch sử của văn minh, nghệ thuật nhân loại, du khách sẽ theo bảng hướng dẫn tại các hành lang, cầu thang và phòng chức năng nằm kế tiếp nhau trong tổ hợp toà nhà.

Bên trong bảo tàng vatican

Bên trong bảo tàng vatican

Cầu thang xoắn trong bảo tàng Vatican:
Nơi đây trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá về các loại nghệ thuật đỉnh cao từ khắp nơi trên thế giới chủ yếu do các giáo hoàng sưu tập từ thời Phục hưng. Các giáo hoàng là một trong những nhà lãnh đạo tối cao mang các bộ sưu tập riêng cho công chúng chiêm ngưỡng nhằm thúc đẩy hiểu biết về lịch sử của nghệ thuật và văn hoá.
Cầu thang xoắn bên trong bảo tàng Vatican

Cầu thang xoắn bên trong bảo tàng Vatican

Thư viện
Giáo hoàng Sixtus IV cho xây dựng thư viện Vatican đầu tiên, nhưng các bộ sưu tập mang về tiếp theo đã mau chóng khiến không gian đó quá tải. Ngay sau đó, biệt thự Belvedere theo kiến trúc biệt thự thời Phục hưng tiếp tục được xây dựng trên một ngọn đồi phía sau Cung điện Giáo hoàng. Tháp và sân, cùng nơi cư trú cho đội bảo vệ gồm các lính Thụy Sĩ cũng được thêm vào dần dần tạo ra một thành phố nhỏ bên dưới cung điện Giáo hoàng. Tiếp theo đó, dự án dãy hành lang ba tầng kéo dài từ cung điện giáo hàng đến Belvedere được bổ sung. Các công trình trên trở thành những khu vực trưng bày chính của hệ thống bảo tàng Vatican ngày nay.

Trần, tường, hành lang và cửa sổ
Các tác phẩm hội hoạ được sơn trực tiếp trên trần, tường và cửa sổ tại các phòng bảo tàng.
Bảo tàng hiện có 12 nhà trưng bày và năm dãy hành lang chia thành 25 tiểu mục, lưu giữ và trưng bày các bộ sưu tập có một không hai trên thế giới. Đó là hiện vật ghi dấu về các nền văn minh La Mã, Hy Lạp, Ai Cập, những bộ sưu tập điêu khắc, hội hoạ độc đáo, các bản đồ cổ mà nhiều đời Giáo hoàng đã mang về Rome. Độc đáo hơn nữa là các kiệt tác hội hoạ vẽ trực tiếp trên trần và tường nhà của các nghệ sĩ thời Phục hưng như Raphael, Pericle Fazzini hay Michelangelo.
Bảo tàng Vatican còn thu hút du khách bởi các hành lang với các tác phẩm điêu khắc và sơn vẽ sống động trên từng centimet tường, trần và nền nhà.
Sau hàng trăm năm trung thành và tự hào với các kiệt tác Trung cổ, Phục hưng, năm 2013, Vatican lại có một động thái mới đối với nghệ thuật hiện đại khi lần đầu tiên tham gia lễ hội nghệ thuật đương đại ưu việt của thế giới tại Venice. Vatican cho biết sẽ chi hàng triệu euro xây dựng những công trình tôn giáo mới và mời các nghệ sĩ nghệ thuật đương đại hợp tác. Vatican sẽ thêm vào bộ sưu tập kiến trúc độc đáo phía trong hệ thống tường thành nhờ sự kết hợp nghệ thuật đương đại với tín ngưỡng cho các công trình sắp tới.
5. Vườn thành Vatican
Trong lãnh thổ của thành Vatican là những khu vườn thành Vatican, chiếm hơn một nửa diện tích lãnh thổ. Những khu vườn được thành lập từ thời đại Phục Hưng và thời kỳ Baroque. Chúng chiếm xấp xỉ 23 hecta, chiến phần lớn đồi Vatican. Điểm cao nhất là 60 m trên mực nước biển. Những bức tường đá bao quanh khu vực trên ở phía Bắc, Nam và Tây.
Vườn Vatican

Vườn Vatican

6. Đội vệ binh người Thụy Sĩ - “Những người bảo vệ tự do của Giáo hội”.
Bộ máy hành chính của nhà nước Vatican do Thụy Sĩ tổ chức hoạt động rất chặt chẽ, có ngân hàng, bưu cục, tiền và tem riêng. Gần 100 quốc gia đã có đại sứ ở Vatican và Vatican cũng phái các đoàn ngoại giao đến hơn 120 quốc gia trên thế giới.
Đội vệ binh người Thụy Sĩ là đội quân phục vụ các giáo hoàng từ rất lâu đời, từ năm 1506. Nhưng ngày nay, tuy quân đội có lịch sử lâu đời này vẫn tồn tại, nhưng các thành viên của nó không còn phải gánh vác những trách nhiệm chinh chiến nữa. Nhiệm vụ của đội vệ binh Thụy Sĩ là canh gác các cửa ngõ của thành Vatican, cung điện Giáo hoàng và lâu đài Castel Gandolfo. Tuy nhiệm vụ của họ trông buồn tẻ nhưng cũng rất oai phong, vì muốn trở thành thành viên của đội vệ binh Thụy Sĩ cần phải hội đủ ba điều kiện: phải là người Thụy Sĩ, phải theo đạo Thiên Chúa và phải cao ít nhất 1,74 m.

Ngoài đội vệ binh Thụy Sĩ, Vatican còn có một đội cảnh binh gồm toàn người Italia có nhiệm vụ canh gác các khu vườn và đảm bảo an ninh cận kề cho chính Giáo hoàng. Đội cảnh binh này cộng tác với cảnh sát Italia mỗi khi Giáo hoàng công du, nghĩa là khi Giáo hoàng rời địa phận của Vatican đến thành phố Roma hoặc đi đến những nơi khác của Italia.
7. Tờ báo Osservatore Romano
Tờ Osservatore Romano hàng tuần in bằng 7 thứ tiếng.
Nhật báo này cũng lâu đời không kém đội vệ binh Thụy Sĩ. Tờ Osservatore Romano ra đời cách đây 140 năm và được bổ sung những ấn phẩm ra hàng tuần in bằng 7 thứ tiếng. Mục đích chính của những ấn phẩm này không nhằm bán kiếm tiền mà nhằm quảng bá rộng khắp thông tin về hoạt động của Giáo hội và của Giáo hoàng Vatican. Tờ Osservatore Romano không bao giờ tiết lộ số lượng báo phát hành hàng ngày và cũng rất kín đáo với một số khía cạnh trong đời sống chính trị ở Italia.
Báo Vatican với nhiều thứ tiếng

Báo Vatican với nhiều thứ tiếng

8. Đài phát thanh Vatican
Radio Vatican đài phát thanh riêng truyền thông tin đi khắp thế giới
Tòa thánh Vatican còn có một đài phát thanh riêng truyền thông tin đi khắp thế giới, đó là Đài Phát thanh Vatican còn gọi là Radio Vatican. Hằng ngày, Radio Vatican phát trên 30 thứ tiếng của nhân loại.
9. Đội xe
Tổng cộng chiều dài đường giao thông ở Vatican chỉ không quá 500m. Ngoài ra, Vatican còn có một sân bay trực thăng và một đường tàu hỏa nối liền với thủ đô Roma mà nhà ga chính nằm ngay phía sau cung điện của Giáo hoàng. Kể từ tháng 1/2002, Giáo hoàng đã không di chuyển bằng tàu hỏa nữa mà chỉ đến Roma hay đến làm việc trong nội cung của Vatican bằng xe hơi. Những chiếc xe đều được chế tạo riêng theo đơn đặt hàng của Vatican, có đến 12 chiếc, gồm toàn hiệu Mercedes.
10. Thư viện
Không phải ai cũng có thể vào hoặc mượn được sách ở thư viện này. Ở đây có hơn 1 triệu ấn phẩm, 150.000 bản viết tay và một bộ sưu tập quý giá nhất về những ấn phẩm đầu tiên của ngành in trên thế giới, trong đó đáng kể nhất là 2 cuốn Thánh kinh do Gutemberg, người phát minh kỹ thuật in, cho xuất bản vào thế kỷ XV.
11. Hiệp hội những người làm việc ngoài đời
Trụ sở của hiệp hội này chiếm hai gian nhà cổ với trang trí nội thất lỗi thời. Ngoài cửa chỉ khắc có 4 chữ cái ADLV thay cho toàn bộ tên Associazone Dipendenti Laici Vatican, tức Hiệp hội những người làm việc ngoài đời đến làm việc tại "Ngôi nhà của Chúa" ở Vatican. Có thể coi đó là công đoàn của những người lao động cho Tòa thánh. Trong số 2.400 người qua cổng Thánh Anna, ngăn đôi giữa thành phố Roma và Tòa thánh để vào Vatican làm việc thì có đến 700 người là thành viên của công hội này. Với mặt bằng lương tương tự như các nghề khác ở Roma, họ làm việc mỗi tuần 6 ngày, mỗi ngày 6 tiếng. Mỗi chức vụ ở đây, ngoài thanh thế ra còn đem lại cho họ một số đặc quyền nhưng việc tăng lương có phần hơi chậm hơn so với các nơi khác ở Ý.

0 comments:

Post a Comment