Home » » CÁC DÒNG NAM

CÁC DÒNG NAM

Written By Unknown on Monday, April 25, 2016 | 12:27 AM

Dòng tu là một tổ chức, trong đời sống của Giáo hội Công Giáo, được thành lập do những người tự nguyện sống chung với nhau trong một cộng đoàn gọi là Tu viện (Couvent) hay Ðan viện (Monastère) nếu là Dòng tu có gốc ẩn tu, để giúp nhau và cùng giúp nhau phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.
Dòng tu nào cũng có một mục đích là sống trọn vẹn và cao độ Tin Mừng của Ðức Kitô, chủ yếu với ba quyết tâm (ba lời khấn): khiết tịnh (không lấy vợ, không tìm thú vui thể xác), nghèo khó, (không giữ tài sản riêng) và vâng phục (luôn làm theo lệnh của bề trên).

1. DÒNG THÁNH BIỂN ĐỨC (ORDO SANCTI BENEDICTINE)

Là một dòng cổ thành lập từ thế kỷ thứ VI bởi thánh Biển Đức.
Thánh Biển Đức

Thánh Biển Đức

Các đặc tính:

•  Là một dòng Tòa thánh, trực thuộc Đức Giáo hoàng; Ngài là vị bảo trợ cho cả dòng.
•  Dòng được hưởng đặc ân miễn trừ (exemptio) chỉ thuộc quyền Bề trên các địa phương trong những khoản giáo luật ấn định.
•  Dòng là một tổ chức tự lập. Vị đại diện chung cho cả dòng là Đức Thống Phụ, hiện ở La Mã.
Mục đích của dòng là sống kết hợp với Thiên Chúa trong khuôn khổ một cuộc sống cộng đoàn mà kiểu mẫu lý tưởng là cuộc sống Cuộc đoàn Kitô hữu ở Jerusalem.
Hiện nay trong thế giới dòng có 16 tu hội với 7 nhà biệt lập với tổng số gần 12.000 đan sĩ. Dòng lại có 23.603 nữ đan sĩ theo đuổi mọi hoạt động từ đời sống kín đến các việc từ thiện.
Tại Việt Nam, dòng Biển Đức có 2 nhà: Thiên An ở Huế và Thiên Hòa ở Buôn Mê Thuột. Hoạt động chính là việc giúp các linh hồn tận hiến bằng nhận giảng kỳ tĩnh tâm hoặc tại các dòng, hoặc tại nhà trong việc tiếp các linh mục hay tín hữu đến tĩnh tâm.
Đan viện cũng là một trường tiểu học miễn phí cho 200 trẻ em và một bệnh xá mỗi tháng giúp đỡ khoảng 800 bệnh nhân.

2. DÒNG XI TÔ (SAINT ORDRE CISTERCIEN)

Là một dòng cổ thành lập bởi thánh Roberto từ thế kỷ XI tại Đông Lác (Cistels) và do đó có tên là Xi Tô (Cisteaux).
Dòng Xi Tô

Dòng Xi Tô

Đặc tính của dòng:
• Dòng Tòa thánh
• Được miễn trừ
• Nhà mẹ Xi Tô tại La Mã
Mục đích của dòng: là chiêm niệm.
• Các tu sĩ lo thánh hóa bằng kinh nguyện, hàng ngày cả tòa hát kinh, hát lễ, học hành làm việc xác.
• Không hoạt động bên ngoài. Tuy nhiên tu viện là nơi tiếp rước các bậc đến tĩnh tâm, cấm phòng ngoại trừ phụ nữ.
Trong thế giới thịnh hành tại nhiều nước, nhất là Ý, Áo, Đức,…
Tại Việt Nam, dòng Xi Tô được thành lập từ năm 1918 tại núi Phước Sơn, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Lúc đầu gọi là dòng Benedicto, mãi tới năm 1934 mới chính thức thành lập dòng Xi Tô.

3. DÒNG ĐA MINH

Dòng được thành lập từ thế kỷ thứ XII bởi Thánh Đa Minh. Được Đức Giáo hoàng Innocenti III duyệt y ngày 22/12/1216 và được Giáo hoàng Honoro III phê chuẩn như một dòng tư giáo, khất sĩ có lời khấn trọng và miễn trừ.
DÒNG ĐA MINH

Dòng Đa Minh

Mục đích của dòng là giảng truyền Phúc Âm và lo cứu các linh hồn.
Tại Việt Nam, sự hiện diện của dòng Đa Minh có đồng thời với sự hiện diện của giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz vào năm 1550 nhưng mãi tới năm 1926 mới có tu viện Đa Minh tại Việt Nam.
Hoạt động của dòng gồm: Đi giảng phòng các nơi - Chân lý, Nhà xuất bản Thiên Chúa giáo, công việc từ thiện xã hội và văn hóa với các trường tư thục Trung và Tiểu học.
Nói đến dòng Đa Minh cần nói thêm Chi Lyon của dòng đã hoạt động tại các địa phận Lạng Sơn, Hải Phòng và Hà Nội ở Bắc và các địa phận Sài Gòn và Đà Lạt.

4. DÒNG PHANXICO

Còn gọi là dòng Anh em hèn mọn vì Thánh Phanxico người sáng lập ra dòng này vào thế kỷ thứ XIII, đã được Giáo hoàng chuẩn nhận nếp sống nghèo hèn, giao phó cho ông và mười hai bạn đường sứ mệnh truyền bá Phúc Âm trong nước Ý và ở hải ngoại
DÒNG PHANXICO

Dòng Phanxico

Đây cũng là một dỏng Tòa Thánh và được miễn trừ.
Mục đích của dòng:
• Đối với tu sĩ: Thánh hóa bản thân bằng ý chí và thực hiện Phúc âm trong đức nghèo khó triệt để.
• Đối với hoạt động bên ngoài: Truyền bá phúc âm và hoạt động tông đồ, xã hội.
Trên thế giới có nhiều chi nhánh tại nhiều nơi. Riêng tại Việt Nam, dòng có năm  nhà tại miền Nam và hai nhà tại miền Bắc.
Hoạt động theo đúng mục đích của dòng.

5.         DÒNG BỆNH VIỆN THÁNH GIOAN THIÊN CHÚA

Dòng được thành lập vào thế kỷ thứ XVI bởi Gioan Cuidal với mục đích giúp thân xác yếu hèn của con bệnh để làm lành cho tâm hồn họ. Con bệnh đây gồm sự nghèo khổ, một thứ đau khổ của thể xác.
DÒNG GIOAN THIÊN CHÚA

Thánh Gioan

Tại Việt Nam, dòng này được thành lập từ năm 1952 ở Bùi Chu. Nhà chính của dòng hiện nay ở miền nam là bệnh viện di cư ở Hố Nai, Biên Hòa.
Dòng có một bệnh viện phổ thông, có phòng phát thuốc giúp đỡ người đau ốm nghèo khổ.

6. DÒNG TÊN

Có thể nói rằng Dòng Tên là một dòng thông thái của Thiên Chúa giáo. Các tu sĩ dòng này phần lớn đều học vấn uyên bác, không phải riêng về thần học mà về các môn khác nữa.
Dòng tên

Dòng được thành lập năm 1540 và cũng là một dòng Tòa Thánh được miễn trừ.
Mục đích của dòng là nhằm thánh hóa bản thân của từng tu sĩ và làm bất cứ hoạt động nào theo ý muốn của Tòa thánh.
Hiện nay dòng có Nhà chính tại La Mã.
Hoạt động của dòng gồm: Tĩnh tâm viện, coi xứ đạo, giảng dạy việc Tông đồ xã hội và tri thức.
Về giáo dục dòng đảm nhiệm đủ các bậc từ trung học đến đại học, thêm cả chủng viện. Ngoài ra, dòng lo việc truyền giáo ở các xứ ngoại đạo.
Tại Việt Nam Dòng Tên được thành lập từ thế kỷ thứ XVII do các giáo sĩ Buzomi, Alenxandre de Rhodes và nhiều tu sĩ khác. Năm 1957, tại Sài Gòn nhà Thánh Ingatiô được thiết lập và mở rộng. Sau đó, trung tâm A.de Rhodes ra đời với các hoạt động đáng ghi:
- Năm 1958: Thành lập Giáo hoàng Học viện thánh Pio.X tại Đà lạt.
- Năm 1960: Thành lập một nhà tập tại Thủ Đức, Sài gòn.
- Năm 1961: Thành lập trung tâm sinh viên Xavie tại Huế.
Điều kiện gia nhập Dòng Tên: Tài năng, sức khỏe, hiểu biết, học vấn; phải có tài năng siêu nhiên như ơn Thánh Triệu, đức nhiệt tâm, đức hãm mình; phải hợp với giáo luật và Dòng.

7. DÒNG CHÚA CỨU THẾ

Thành lập năm 1732 bởi thánh Alphonsô Maria de Ligoriô với đặc tính là dòng Tòa Thánh và miễn trừ.
Dòng Chúa Cứu Thế

Dòng Chúa Cứu Thế

Mục đích của dòng:
- Noi gương Chúa Cứu Thế như Hiến pháp truyền dạy, các tu sĩ phải thực hành những điều ân đức của Chúa. Họ phải biểu dương mầu nhiệm cứu rỗi trong đời sống và hành vi để có thể nói được: Tôi sống nhưng không phải tôi sống, chính Chúa Kitô sống trong tôi.
- Các tu sĩ noi gương Chúa Cứu Thế cực thánh trong việc rao giảng lời Chúa vừa bằng loan truyền phúc âm theo thể thức Đại Phúc, vừa bằng cách hành tế các nhiệm tích nhất là Thánh Tẩy, phép Giải tội và phép Thánh thể và bằng cách biểu tỏ Chúa Kitô ra cho nhân loại qua đời sống chứng tỏ của mình.
Nhà chính của Dòng hiện nay ở La Mã.
Ở Việt Nam, dòng được thành lập ngày 8/12/1952 và có một nhá chính ở Sài Gòn và 6 nhà khác ở Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt, Huế, Tuyên Đức và Hà Nội.
Hoạt động của Dòng:
- Giảng các kỳ Đại Phúc, các kỳ cấm phòng, tĩnh tâm cho các tu sĩ, chủng sinh, các đoàn thể công giáo.
- Mở các lớp huấn luyện về giáo lý.
- Diễn thuyết cho người ngoại đạo.
- Truyền kính lòng sùng kính Đức Mẹ bằng lời giảng, báo chí, sách vở,…

8. DÒNG DONBOSCO

Thành lập năm 1841 bởi thánh Gioan Bosco. Dòng tòa thánh và miễn trừ.
Dòng Donbosco

Dòng Donbosco

Mục đích:
- Đối với tu sĩ: Tự thánh hóa và giúp nam thanh thiếu niên.
- Đối với bên ngoài: dạy nghề cho các trẻ em để sống xứng đáng con người.
Tại Việt Nam, dòng thành lập từ năm 1953 và hiện nay có nhà Chính: Gia đình Don Bosco ở Gò Vấp, Gia Định, trông coi về ngành kỹ thuật.
Ngoài ra lại có Chủng viện Don Bosco ở Thủ Đức với khoảng 250 chủng sinh và một nhà tập ở Đà Lạt.

9. DÒNG TRUYỀN GIÁO THÁNH VINH SANG

Thành lập năm 1625 bởi Thánh Vinh Sang tại Ba Lê (Paris), người sau này cũng thành lập ta dòng nữ tử Bác Ái.
Dòng truyền giáo Thánh Vinh Sang

Dòng truyền giáo Thánh Vinh Sang

Đặc tính: Dòng miễn trừ có lời khẩn đơn.
Mục đích:
- Thánh hóa bản thân.
- Truyển giáo cho dân ngoại và hưng giáo cho các miền quê bằng việc cấm phòng,giảng tuần đại phúc.
- Đào tạo hàng Tư giáo trong các chủng viện.
Thánh Vinh Sang quan niệm công việc tông đồ thành hay bại, một phần lớn do vấn đề nhân sự. Việc đào tạo hàng Tư giáo do đó rất quan trọng.
Điều khiển toàn dòng trên thế giới có 1 bề trên do hội đồng tối cao 8 năm họp 1 lần bầu ra.

10.       DÒNG SƯ HUYNH CÁC TRƯỜNG CÔNG GIÁO

Còn gọi là Dòng La San. Dòng này hoạt động rất có hiệu quả tại Việt Nam và đã giúp rất nhiều về phương diện văn hóa và giáo dục.
Dòng sư huynh các trường Công Giáo

Dòng sư huynh các trường Công Giáo

Dòng được thành lập từ thế kỷ XVII tại Pháp trước sự bê bối về việc giáo dục. Một số đông trẻ em thiếu trường, thiếu giáo sư nhất là con em giới cần lao.
Mục đích của dòng: Phối hợp tu hành và giáo dục.

11.       DÒNG ĐỨC MẸ ĐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC
Dòng được thành lập bởi linh mục Đa Minh Maria Trần Đình Thứ năm 1942 tại Bùi Chu, nhưng mãi đến năm 1953 mới được tòa thánh chính thức chấp nhận.
Dòng đồng công Đức Mẹ cứu chuộc

Dòng đồng công Đức Mẹ cứu chuộc

Hoạt động: Dùng các viện cô nhi, tế bần, nhất là việc thiết lập và chỉ huy trường học Thiên Chúa giáo với mục đích dẫn dắt người ngoại đạo về với Chúa.
Nhà Chính của dòng hiện nay ở Bình Định.

12.       DÒNG TU SĨ TRUYỀN GIÁO THÁNH PHAO LÔ

Do giáo sĩ Philippe Nguyễn Kim Điền thành lập năm 1963 với mục đích truyền giáo bằng đời sống và hoạt động, đặc biệt dành cho lương dân.
Dòng tu sĩ truyền giáo thánh Phao lô

Dòng tu sĩ truyền giáo thánh Phao lô

Các tu sĩ của dòng phải noi gương Thánh Phaolo để thánh hóa mình và người với tôn chỉ Tất cà Chúa Kitô trong đời sống.
Về hoạt động, các tu sĩ chia thành từng nhóm hai hay ba người đi truyền giáo giữa lương dân, người nghèo và tìm cách thích nghi với mọi hoàn cảnh.

0 comments:

Post a Comment