Home » » NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

Written By Unknown on Tuesday, March 22, 2016 | 9:12 PM

www.Daothienchua.com xin giới thiệu vài nét về năm thánh ngoại thường và ý nghĩa của năm thánh Lòng Thương Xót Chúa

1. Năm Thánh là gì?


Năm Thánh là thời gian ưu tiên để học sống điều đẹp lòng Thiên Chúa nhất là tha thứ và xót thương.
Năm Thánh là một lúc ưu tiên để Giáo Hội học chỉ lựa chọn điều đẹp lòng Thiên Chúa nhất: đó là tha thứ cho các con cái Ngài, thương xót chúng, để đến lượt chúng, chúng cũng có thể tha thứ cho các anh em khác và chiếu toả rạng ngời như các ánh đuốc lòng xót thương của Thiên Chúa trong thế giới này. Việc canh tân các cơ quan và cấu trúc của Giáo Hội cũng là một phương thế dẫn đưa chúng ta tới kinh nghiệm sinh động làm sống lại lòng thương xót của Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng mở cửa Năm Thánh

Đức Giáo Hoàng mở cửa Năm thánh

Chính vì thế trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã cùng mọi người suy tư về ý nghĩa của Năm Thánh Lòng Thương Xót. Giải thích lý do Giáo Hội cử hành Năm Thánh ngoại thường này. Đức Thánh Cha nói:
Năm thánh là năm thể hiện tình yêu của Thiên Chúa

Hãy yêu thương và tha thứ như Ngài đã làm cho anh em

  • Giáo Hội cần lúc ngoại thường này. Trong thời đại có các đổi thay sâu rộng của chúng ta Giáo Hội được mời gọi cống hiến phần đóng góp đặc thù của mình, bằng cách làm cho các dấu chỉ sự hiện diện và gần gũi của Thiên Chúa được hữu hình. Và Năm Thánh là một thời gian thuận tiện cho tất cả chúng ta, để khi chiêm ngưỡng Thiên Chúa Thương Xót, vượt mọi hạn hẹp của con người và tỏa rạng trên sự tối tăm của tội lỗi, chúng ta có thể trở thành các chứng nhân xác tín và hữu hiệu hơn.
  • Hướng cái nhìn về Thiên Chúa từ bi và tới các anh chị em cần lòng thương xót, có nghĩa là tập trung chú ý trên nội dung nòng cốt của Phúc Âm là Chúa Giêsu, Lòng Thương Xót nhập thể, khiến cho con mắt của chúng ta trông thấy mầu nhiệm vĩ đại của Tình Yêu Ba Ngôi của Thiên Chúa. Cử hành một Năm Thánh Lòng Thương Xót đồng nghĩa với việc đặt để vào trung tâm cuộc sống cá nhân và cuộc sống của các cộng đoàn của chúng ta sự chuyên biệt của đức tin Kitô, nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa từ nhân.
  • Như vậy một Năm Thánh để sống lòng thương xót. Phải, thưa anh chị em thân mến, Năm Thánh này được cống hiến cho chúng ta để chúng ta kinh nghiệm được trong cuộc sống sự đụng chạm êm dịu và ngọt ngào của ơn tha thứ của Thiên Chúa, sự hiện diện của Ngài bên cạnh chúng ta, sự gần gũi của Ngài nhất là trong những lúc cần thiết hơn.
  • Tóm lại, Năm Thánh này là một thời gian đặc ân để Giáo Hội học chỉ lựa chọn “điều hài lòng lòng Thiên Chúa nhất”. Và cái gì “đẹp lòng Thiên Chúa nhất?” Đó là tha thứ cho các con cái Ngài, thương xót chúng, để tới lượt chúng, chúng cũng tha thứ cho các anh em khác, bằng cách chiếu toả rạng ngời như các ánh đuốc của lòng thương xót trên thế giới này. Anh chị em thân mến, Năm Thánh sẽ là một “thời gian thuận tiện” đối với Giáo Hội, nếu chúng ta học lựa chọn “điều làm hài lòng Thiên Chúa nhất”, mà không nhượng bộ cám dỗ nghĩ rằng có điều gì đó quan trọng hay ưu tiên hơn. Không có gì quan trọng hơn là việc lựa chọn điều làm Thiên Chúa hài lòng nhất”, đó là lòng thương xót, tình yêu của Ngài, sự hiền dịu của Ngài, vòng tay ôm của Ngài, các vuốt ve của Ngài!
  • Đó là điều làm Thiên Chúa hài lòng nhất. Trong một cuốn sách thần học thánh Ambrrogio đã viết về Ađam. Ngài lấy lại lịch sử tạo dựng thế giới và nói rằng: mỗi ngày sau khi làm ra một vật – mặt trăng, mặt trời hay các thú vật –  trình thuật nói rằng: “Và Thiên Chúa thấy điều này tốt lành”. Nhưng khi tạo dựng nên người nam và người nữ thì trinh thuật nói: “Và Thiên Chúa thấy điều này rất tốt lành”. Thánh Ambrrogio hỏi: “Mà tại sao lại rất tốt lành?” Bởi vì Thiên Chúa hài lòng sau việc tạo dựng nên người nam và người nữ chăng?” Bởi vì sau cùng Ngài đã có ai đó để tha thứ. Điều này thật là đẹp: niềm vui của Thiên Chúa là tha thứ, bản thể của Thiên Chúa là lòng thương xót. Vì vậy trong năm nay chúng ta phải mở con tim ra, để cho tình yêu này, để cho niềm vui này của Thiên Chúa làm tràn đầy con tim của chúng ta với lòng xót thương của Ngài.
  • Cả việc cần thiết canh tân các cơ quan và cấu trúc của Giáo Hội cũng là một phương thế phải dẫn đưa tới chỗ sống kinh nghiệm sinh động và tái sinh về lòng thương xót của Thiên Chúa, là điều duy nhất có thể bảo đảm cho Giáo Hội là kinh thành xây trên một ngọn núi cao không thể che dấu được” (x. Mt 5,14). Chỉ một Giáo Hội thương xót rạng ngời thôi! Nếu chỉ trong một lúc thôi, mà chúng ta quên rằng lòng thương xót là “điều làm Thiên Chúa hài lòng nhất”, thì mọi cố gắng sẽ vô ích, vì chúng ta sẽ trở thành nô lệ các cơ quan và cấu trúc của chúng ta, dù chúng có được canh tân thế nào đi nữa. Nhưng chúng ta sẽ luôn mãi là nô lệ chúng!
  • Cảm nhận mạnh mẽ trong chúng ta niềm vui được Chúa Giêsu tìm lại, như là Mục Tử Nhân Lành Chúa đến tìm kiếm chúng ta, vì chúng ta đã đi lạc” (Bài giảng trong buổi hát Kinh Chiều Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11-4-2015): đó là mục đích mà Giáo Hội đề ra trong Năm Thánh này. Như thế, chúng ta sẽ củng cố nơi mình xác tín rằng lòng thương xót có thể thực sự góp phần vào việc xây dựng một thế giới mới nhân bản hơn. Một cách đặc biệt trong thời đại chúng ta, trong đó sự tha thứ là một khách trọ hiếm có trong các môi trường của cuộc sống con người, việc kêu gọi lòng thương xót lại càng cấp bách hơn nữa và điều này ở khắp mọi nơi: trong xã hội, trong các cơ cấu, trong nơi làm việc và cả trong gia đình nữa.
  • Chắc chắn rồi, ai đó có thể phản bác: “Nhưng mà thưa Cha, Giáo Hội trong Năm này không phải làm một cái gì hơn nữa sao?”. Thật là đúng chiêm ngưỡng lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng cũng có nhiều nhu cầu cấp thiết khác”. Đúng thế, có nhiều việc phải làm lắm, và tôi là người đầu tiên không mệt mỏi nhắc tới điều này. Tuy nhiên, cần để ý rằng nguồn gốc của việc lãng quên lòng thương xót là tình yêu riêng mình. Trong thế giới nó có hình thái của việc chỉ tìm kiếm các lợi lộc riêng tư, các thú vui và danh dự, hiệp nhất với việc tích trữ của cải giầu sang, trong khi trong cuộc sống kitô người ta thường mặc áo giả hình và thế tục. Tất cả các điều này chống lại lòng thương xót. Các lý do của tình yêu riêng khiến cho lòng thương xót trở thành xa lạ trong thế giới thì nhiều tới độ thường khi chúng ta không còn khả năng nhận biết chúng như các hạn hẹp và như là tội lỗi nữa. Đó là lý do tại sao cần phải thừa nhận mình là những người tội lỗi, để củng cố nơi chúng ta xác tín về lòng thương xót Chúa. “Lạy Chúa, con là một người nam tội lỗi; Lạy Chúa con là một người nữ tội lỗi: xin Chúa hãy đến với lòng xót thương của Chúa”. Đây là một lời cầu rất đẹp. Nó là một lời cầu dễ dàng cần phải nói lên mỗi ngày. “Lạy Chúa con là một người nam tội lỗi; con là một người nữ tội lỗi: xin Chúa đến với lòng xót thương của Chúa”.
  • Anh chị em thân mến, tôi cầu chúc rằng trong Năm Thánh này mỗi người trong chúng ta sống kinh nghiệm lòng nhân từ của Thiên  Chúa, để là các chứng nhân của “điều làm cho Chúa hài lòng nhất”. Tin rằng điều này có thể thay đổi thế giới có phải là ngây thơ không? Đúng, nói một cách nhân loại thì đó là điên, nhưng “cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1 Cr 1,25).

2. Ý nghĩa huy hiệu Năm Thánh Thương Xót

Huy hiệu, do Cha Marko I. Rupknik S.I sáng tác, trình bày người Cha đang vác người con lầm lạc trên vai, như trong dụ ngôn Chúa vác con chiên đi lạc. Diễn tả tình thương của Chúa Kitô hoàn tất mầu nhiệm nhập thể của Ngài bằng công trình cứu chuộc.
Biểu tượng lòng thương xót Chúa

Biểu tượng lòng thương xót Chúa

Hình của huy hiệu làm nổi bật sự kiện Vị Mục Tử nhân lành đi sâu vào thân thể con người, với tình thương yêu đến độ thay đổi cuộc sống của con người. Ngoài ra, một sự kiện này không thể bỏ qua, đó là Vị Mục Tử Nhân Lành, với lòng thương xót tột độ, vác nhân loại trên vai, nhưng đôi mắt của Vị Mục Tử hoàn toàn giống như đôi mắt của con người. Chúa Kitô nhìn với con mắt của Adam và Adam nhìn với con mắt của Chúa Kitô. Như thế mỗi người nhận ra nơi Chúa Kitô là Adam mới, chính nhân tính của mình và tương lai đang chờ đợi mình, khi chiêm ngắm, trong cái nhìn của Chúa Kitô, tình thương của Chúa Cha.
Cảnh tượng trên đây được đặt bên trong hào quang bầu dục màu xanh, đây là hình ảnh rất được quí chuộng theo lối họa hình đạo thời thượng cổ và trung cổ, nhắc nhớ sự đồng hiện diện của hai bản tính: thiên tính và nhân tính, trong Chúa Kitô.
Ba hình bầu dục đồng qui của hào quang, với màu dần dần sáng hơn khi tiến ra vòng ngoài, gợi lên tác động của Chúa Kitô đưa con người ra khỏi đêm đen của tội lỗi và sự chết. Đàng khác, màu đậm hơn ở bên trong cũng diễn tả tính chất khôn lường của tình thương Chúa Cha, Đấng tha thứ mọi sự.

 3. Bài hát chính thức của Năm Thánh Lòng Thương xót: “Misericordes sicut Pater!” (Hãy có lòng thương xót như Chúa Cha).

 4. Kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót

Đức Thánh Cha Phanxicô đã soạn một bản kinh để giúp các tín hữu cầu nguyện trong Năm Thánh Lòng Thương Xót (từ 08-12-2015 đến 20-11-2016). Trong lời kinh, Đức Thánh Cha nài xin Chúa làm cho Năm Thánh Lòng Thương Xót trở nên một năm hồng ân để Hội Thánh “thêm lòng nhiệt thành mang Tin Mừng đến với người nghèo, loan báo tự do cho những người bị giam cầm và áp bức, và cho người mù lại được nhìn thấy”.
Lòng thương xót

Sau đây là toàn văn kinh nguyện này:
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã dạy chúng con phải thương xót như Cha trên trời và cho chúng con biết: Ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha.
Xin tỏ cho chúng con thấy nhan thánh Chúa và chúng con sẽ được cứu thoát.
Ánh mắt yêu thương của Chúa đã cứu Giakêu và Matthêu khỏi vòng nô lệ tiền bạc;
đã giúp người đàn bà ngoại tình và Mađalêna không còn kiếm tìm hạnh phúc nơi thụ tạo; đã khiến Phêrô khóc lóc vì trót phản bội Chúa và đã hứa Thiên Đàng cho người trộm cướp có lòng ăn năn.
Xin cho chúng con biết lắng nghe, như chính Chúa đang gửi đến mỗi người chúng con, những lời Chúa đã nói với người phụ nữ Samaria: “Nếu chị biết nhận ra ơn Chúa!”. Chúa là gương mặt hữu hình của Chúa Cha vô hình, gương mặt của Thiên Chúa đang đem lòng xót thương và tha thứ mà biểu lộ uy quyền trên mọi sự: xin cho Hội Thánh được nên gương mặt hữu hình của Chúa nơi trần gian, gương mặt của Chúa sống lại hiển vinh.
Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa cũng phải khoác lên người sự yếu đuối
để biết đồng cảm với những người đang sống trong u mê và lầm lạc:
xin cho mọi người đến với các thừa tác viên đều thấy mình được Thiên Chúa tìm kiếm, yêu thương và tha thứ.
Xin Chúa gửi Thánh Thần đến và xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con,
để Năm Thánh Lòng Thương Xót này trở thành năm được Chúa ban ân sủng,
để Hội Thánh Chúa được thêm lòng nhiệt thành mang Tin Mừng đến với người nghèo,
loan báo tự do cho những người bị giam cầm và áp bức, và cho người mù lại được nhìn thấy.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, chúng con nguyện xin Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời. Amen.

0 comments:

Post a Comment